QUY TRÌNH, QUY PHẠM THI CÔNG LẮP ĐẶT

1.         HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

  1. Lắp đặt hệ thống đường ống.

Bao gồm đường ống gió, đường ống đồng, đường ống nước ngưng,... của hệ thống điều hòa không khí - thông gió.

  1.  Hệ thống ống gió .

Ống gió được làm bằng tôn mạ kẽm, kích thước và chiều dày tôn phù hợp với bản vẽ thiết kế.

Ống gió được gia công chế tạo và lắp đặt theo tiêu chuẩn SMACNA/DW142 trên các máy gia công chuyên dụng như máy tạo mí, máy lật mí, máy hàn điểm, ... đảm bảo đường ống đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật, việc lắp ghép nhanh chóng. Trước khi đưa vào công trình lắp đặt các ống gió đều làm sạch, đảm bảo không có bụi lưu lại trong ống.

Các mối ghép ngang được thực hiện bằng mặt bích hoặc các nẹp ghép được gia công trên các máy chuyên dùng. Mặt bích được lắp vào ống bằng rivê, các bích nối với nhau bằng bulông. Giữa các bích có lớp roăn đệm có chiều dày không nhỏ hơn 3mm và kín gió.

Tất cả các đoạn ống được gia cường như bản vẽ thiết kế chi tiết gia công và phù hợp với tiêu chuẩn AS3742, ...

Trên kênh gió chính sẽ được khoét các lỗ để gắn các cửa gió hoặc gắn các cổ gió để nối ống gió mềm có kích thước phù hợp dẫn đến các miệng thổi, miệng hút tùy kiến trúc nội thất thực tế. Việc sử dụng ống gió mềm rất thuận tiện trong vấn đề thi công, không phụ thuộc vào vị trí chính xác của các miệng thổi. Chiều dài của ống gió mềm đảm bảo không vượt quá 3m theo như yêu cầu. Chỗ nối sử dụng các vòng đai siết chặt ống mềm vào đường ống gió (mép cách nhiệt được dán kín bằng keo nhôm).

Trong khi lắp đặt các ống gió được che chắn để ngăn bụi bẩn, gạch đá và rác có khả năng chui vào trong ống. Sau khi hoàn thành và trước khi hoàn thiện lần cuối, các quạt được bật lên để thổi tất cả các bụi trong ống ra ngoài. Các mối ghép dọc được tạo trên máy chạy mí tôn chuyên dùng. Để đảm bảo kín gió, sau khi ghép, các mối ghép không phải ghép bích được làm kín bằng silicon.

Hệ thống ống gió được treo đỡ bằng hệ thống giá treo đỡ đảm bảo chắc chắn và thẩm mỹ, khoảng cách giữa các giá treo đỡ theo đúng bản vẽ thiết kế thi công, khoảng cách tối đa là 2.4m, với ống tiêu âm, số giá treo đỡ sẽ nhiều hơn.

  1. Hệ thống đường ống đồng

Các ống đồng được cắt ra từ cuộn lớn theo kích thước của từng vị trí dàn lạnh, dàn nóng, sao cho ít mối nối nhất. Các đường ống được lắp đặt vào vị trí theo đúng bản vẽ thi công do phòng kỹ thuật phát hành. Các chỗ nối ống được bố trí ở những vị trí thuận tiện để dễ kiểm tra sửa chữa.

Tất cả các đoạn ống được cắt, nối bằng công cụ cắt, nối ống đặt chủng. Các đầu ống được được bịt kín trong quá trình lắp đặt để tránh ẩm, rác, ống được tẩy sạch bằng Nitơ.

Những ống đồng có kích thước <12 mm tại các vị trí uốn, ta dùng thiết bị uốn ống đồng để uốn tuỳ theo góc độ yêu cầu, đối với những ống đồng >16mm dùng co 900 hay 1350 để chuyển hướng.

Sau khi lắp đặt xong, toàn bộ đường ống đồng sẽ được kiểm tra và thử nghiệm theo quy trình thử kín, thứ tự như sau:

  • Loe hai đầu ống, lắp đầu bịt và đồng hồ áp suất.
  • Nạp N2 khô áp lực cao để thử, tạo áp suất bên trong ống bằng 1,5 áp suất làm việc. Ở áp suất này, ta tiến hành thử kín bằng nước xà phòng tại các mối hàn. Sau 24 giờ nếu áp suất không giảm thì tiến hành xả Nitơ, nối ống vào dàn nóng, dàn lạnh, hút chân không.
    1. Hệ thống ống nước ngưng

Trong quá trình làm lạnh, hơi nước sẽ ngưng tụ thành nước bên trong dàn lạnh. Hệ thống ống nước ngưng có nhiệm vụ dẫn nước ngưng tụ ra bên ngoài.

Trong tất cả các đoạn ống, phụ kiện được làm vệ sinh trước khi lắp đặt, các ống thoát PVC sẽ được nối với nhau bằng keo dán chuyên dụng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo.

Các ống nước ngưng bằng ống PVC được đấu nối vào hệ thống nước thải của toà nhà và được lắp đặt với độ dốc >= 1% để nước trong dàn lạnh dễ chảy ra ngoài và đảm bảo không đọng nước. Các ống đi vào hố gas được làm bẫy nước hình chữ U để tránh mùi hôi từ hệ thống thoát nước đi vào phòng.

Sau khi lắp đặt, hệ thống được thử kín và thử độ thoát nước bằng cách đổ nước vào máng nước trong dàn lạnh. Nếu trong vòng 1 phút không còn nước trong máng là tốt.

  1. Cách nhiệt hệ thống
    1. Cách nhiệt ống gió

Trước khi gắn cách nhiệt, bề mặt ống được vệ sinh sạch sẽ, quét một lớp bitum cách ẩm và dán các chông bằng nhôm với mật độ 6 chông/m2. Các chông này có nhiệm vụ giữ chi lớp cách nhiệt ốp chặt vào thân ống. Cách nhiệt dưới dạng tấm được ốp quanh thân ống và chồng mí nhau ít nhất 100mm, chỗ ghép mí được dán kín bằng băng keo nhôm. Lớp bông cách nhiệt được nhà thầu sử dụng là loại đặt biệt được chế tạo có sẵn một lớp giấy nhôm cách ẩm bên ngoài, vì vậy việc lắp đặt cách nhiệt đơn giản và đảm bảo đường ống hoàn toàn không bị đọng sương.

Chỗ nối bích giữa hai ống cách nhiệt được lắp chồng lên một lớp cách nhiệt rộng ít nhất 200mm, chỗ ghép mí được dán kín bằng keo nhôm.

  1. Cách nhiệt ống ga (ống đồng), ống nước ngưng (PVC)

Đường ống đồng sau khi vệ sinh bề mặt được lồng vào ống mút bảo ôn, chỗ giáp mí được làm kín bằng keo dán chuyên dụng. Bên ngoài lớp cách nhiệt còn được bọc kiểu xoắn ốc một lớp băng vinyl cách ẩm đảm bảo chất lượng trong thời gian làm việc, tăng mỹ phẩm cho công trình.

  1. Lắp đặt thiết bị

Các thiết bị sau khi đưa đến công trường được đưa vào vị trí lắp đặt theo bản vẽ mặt bằng lắp đặt thiết bị.

1.3.1. Lắp đặt dàn nóng máy điều hòa không khí:

Vị trí lắp đặt dàn nóng được chỉ trên bản vẽ thiết kế thi công, điều kiện cụ thể tại công trường và đảm bảo được các yêu cầu sau:

  • Các dàn nóng được đặt tại vị trí an toàn và thẩm mỹ.
  • Các dàn nóng ngoài nhà được đặt nơi thông gió tốt.
  • Các dàn nóng của các dàn lạnh được đặt tại tầng mái tòa nhà.

Máy được cân chỉnh bằng thước thuỷ trước khi xiết chặt các bulông chân máy. Trong thời gian lắp đặt, máy được che phủ bằng tấm đậy và vải bạc để bảo vệ tránh bụi, vữa xây dựng và các tác động bên ngoài.

  1. Lắp đặt dàn lạnh máy điều hòa không khí:

            Vị trí lắp đặt dựa trên cơ sở thiết kế và điều kiện thực tế tại công trình.

Do khối lượng dàn lạnh tương đối lớn, được lắp trên trần cao. Do đó công việc lắp đặt cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh các hỏng hóc thiết bị, kết cấu tòa nhà hay tai nạn do đổ ngã, rơi thiết bị. Tất cả các dàn lạnh được bao phủ bằng giấy nylon cho đến khi chạy thử để tránh việc trầy xước và bụi bặm bám vào máy.

Để công việc lắp đặt dàn lạnh và các hệ thống ống trên trần giả được thuận tiện, không gây hỏng xước nền nhà dùng các loại dàn giáo, thang leo cơ động khi lắp đặt.

  1. Lắp đặt quạt gió

            Vị trí lắp đặt các quạt gió theo đúng như bản vẽ thiết kế, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Đối với các quạt hướng trục treo trần được treo bằng 4 thanh treo M10 kèm bộ chống rung, một đầu được vặn vào bulông nở sắt đã được cố định vào trần nhà.

Đối với quạt gắn tường được lắp đặt theo thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như tính thẩm mỹ cho công trình.

  1. Lắp đặt miệng thổi, miệng hút

Vị trí lắp đặt các miệng thổi, miệng hút trên trần, tường theo đúng như bản vẽ thiết kế. Các miệng gió được chế tạo có kích thước tiêu chuẩn để phù hợp với trần. Các miệng gió được gắn vào hộp thổi, hộp hút bằng rivê D4 và được treo đỡ đảm bảo chắc chắn và thẩm mỹ. Hộp thổi và hộp hút sẽ nối vào hệ thống ống gió qua các ống nối mềm. Tất cả các mối lắp ghép phải đảm bảo làm kín bằng các đệm kín chuyên dùng, silicon, ...

Sau khi lắp đặt và trước khi thử nghiệm các miệng thổi, miệng hút được bọc nilông bảo vệ để tránh trầy xước, tránh bụi bẩn vào lọc do quá trình thi công.

  1. Thử nghiệm chạy thử và hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống

Lần lượt thử không tải các mạch khởi động máy lạnh, quạt, ... Thử tác động của các khâu bảo vệ, liên động như bảo vệ quá áp, quá dòng, áp suất đẩy cao, áp suất đẩy thấp,... bằng cách ngắn mạch hay hở mạch các tiếp điểm bảo vệ tương ứng. Kiểm tra các mạch chức năng khác phải hoạt động đúng như chức năng thiết kế.

Sau khi kiểm tra thử nghiệm xong, tiến hành chạy không tải đơn động, liên động và chạy có tải. Trong quá trình chạy thử luôn theo dõi sự bất thường của thiết bị cũng như của toàn bộ hệ thống, tuyệt đối không được rời khỏi máy khi đang chạy thử.

Kiểm tra các thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn trong phòng. Tiến hành cài đặt, hiệu chỉnh các tham số điều khiển đặt trước tại bộ kiểm soát nhiệt độ Remote Controller.

Kiểm tra hệ thống điều khiển trung tâm quản lý toàn bộ hệ thống ĐHKK của toà nhà hoạt động tốt đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư.

Kiểm tra và điều chỉnh áp suất gas, dòng điện của các máy điều hoà không khí phù hợp với thông số thiết kế.

Theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị, đo đạc các thông số kỹ thuật và ghi vào nhật kỹ vận hành.

Kết quả kiểm tra, thử nghiệm sẽ được ghi chép lại trong biên bản kiểm tra và được chuyển cho nhà tư vấn, chủ đầu tư phê duyệt.

 

 

 

2.         HỆ THỐNG ĐIỆN

  1. Lắp đặt ống & Hộp điện

Các ống điện, hộp đấu dây là loại PVC phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thiết kế. Việc lắp đặt ống đảm bảo đúng theo kỹ thuật hiện hành.

Ống điện được lắp đặt chạy dài thẳng, đều và không bị thủng, có gờ hay cạnh sắc, ống được lắp đặt đảm bảo ít phụ kiện nhất.

Với những tuyến ống đặt âm tường, đúc vào sàn bêtông hoặc lắp và những vị trí không đến gần được lắp đặt giảm thiểu số ống điện và điểm nối.

Ống điện trong sàn bêtông đảm bảo ống được lắp đặt không chạy trên lớp mặt bêtông, không chạy trong những vùng căn cáp kết cấu, cắt ngang vuông góc những vùng căn cáp kết cấu. Các tuyến ống ít chéo nhau và giảm thiểu số ống điện ở bất kỳ vị trí nào.

Ống đặt song song cách nhau tối thiểu là 50mm ở mỗi bên, chiều sâu ống tối thiểu bằng đường kính ống điện hoặc 20mm.

Ống điện cho hệ thống điện động lực và điều khiển đảm bảo có khoảng cách an toàn với hệ thống dữ liệu và các hệ thống khác. Ở những đoạn ống uốn cong bán kính bẻ cong ống đảm bảo không nhỏ hơn 150mm, với những tuyến ống đi qua cột sẽ được đặt ống chờ sẵn không đục cắt cột.

Hộp kéo dây được cung cấp cho những ống điện chạy thẳng với khoảng cách lớn, những chỗ thay đổi độ cao hay hướng. Hộp kéo dây chôn ngầm được dùng là loại nắp có đệm kín và làm kín hộp để chống hơi nước.

  1. Lắp đặt cable trunking

Cable trunking được sản xuất từ kim loại mạ kẽm dập khuôn không có hàn, chiều dài tiêu chuẩn mỗi module từ 2,4m và 3m; cạnh hồi cao 50mm, chiều rộng tiêu chuẩn từ 75mm đến 500mm, vật liệu chế tạo bằng thép tráng kẽm có độ dày kim loại nền không nhỏ hơn 1,2mm.

Liên kết giữa các module cable trunking nối tiếp nhau trên cùng một tuyến được thực hiện bởi các bulông ốc vít. Cable trunking được cố định vào tường bởi các giá đỡ vào sàn bởi các ty treo và các phụ kiện. Khoảng cách bố trí các giá đỡ, giá treo trunking đảm bảo nhỏ hơn 1,2m. Những chỗ ghép nối và chuyển hướng đi của cable trunking được thực hiện bởi các phụ kiện chuyên dùng.

Các cable trunking cung cấp được bao phủ bởi lớp mạ kẽm và hoàn thiện bởi lớp sơn tĩnh điện.

Cable trunking được lắp đặt đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thiết kế, phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.

  1. Lắp đặt cable tray

Cable tray được sản xuất từ kim loại dập khuôn không mối hàn, có đục lỗ, chiều dài tiêu chuẩn cho mỗi module từ 2,4m và 3m; cạnh hồi cao 50mm, chiều rộng tiêu chuẩn từ 150mm đến 500mm; vật liệu chế tạo bằng thép có độ dày kim loại nền không nhỏ hơn 1,5mm.

Liên kết giữa các module cable tray nối tiếp nhau trên cùng một tuyến được thực hiện bởi các bulông ốc vít. Cable tray được cố định vào tường bởi các giá đỡ vào sàn bởi các ty treo và các phụ kiện. Khoảng cách bố trí các giá đỡ, giá treo cable tray đảm bảo nhỏ hơn 1,2m. Những chỗ ghép nối và chuyển hướng đi của cable tray được thực hiện bởi các phụ kiện chuyên dùng.

Khi cáp đặt trên tray, cable tray đảm bảo chịu được tải trọng không nhỏ hơn 10kg/m dài và không nhỏ hơn 20kg/m dài đối với cable ladder.

Các cable tray cung cấp được bao phủ bởi lớp mạ kẽm và hoàn thiện bởi lớp sơn tĩnh điện.

Cable tray được lắp đặt đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thiết kế, phù hợp với tiêu chuẩn DIN.

  1. Lắp đặt cáp điện

Cáp điện là loại cáp ruột đồng với độ dẫn dòng cao, điện áp định mức là 0,6/1KV; cách điện PVC, PVC/PVC, XLPE/PVC theo đúng như hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế.

Cáp điện được xếp song song trong máng cáp, trên thang cáp đảm bảo không bị xoắn hay chéo nhau; bán kính bẻ cong của cáp không quá bán kính bẻ cong cho phép được đưa ra bởi nhà sản xuất.

Cáp điện chạy dưới đất được luồn trong ống PVC cứng; những nơi dễ xảy ra hư hỏng cơ học, cáp điện sẽ được chạy trong ống kim loại.

Tất cả các cáp được chạy liên tục từ điểm gốc đến điểm đầu nối được dự định, đảm bảo không dấu nối hay ghép dây cáp. Cáp điện được bó chặt trên thang cáp hay cable tray với những khoảng cách đều nhau.

Những vị trí cáp điện đi xuyên qua những lỗ xuyên được lắp đặt vuông góc với bề mặt lỗ.

Cáp điện được đỡ trên giá đỡ cáp; cáp không treo hay đỡ vào đường ống, lớp cách nhiệt hay ống gió và được đặt cách xa các hệ thống đó. Cáp điện được tách theo từng nhóm trong mương máng hay giá đỡ trong quá trình lắp đặt: cáp nguồn trung thế 22KV, cáp động lực và điều khiển hạ thế 380/220V, cáp điện thoại và dữ liệu.

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các loại dây cáp theo phương ngang và phương thẳng đứng theo qui định sau:

  • Giữa cáp cao thế và cáp điện thoại và dữ liệu là 1200mm.
  • Giữa cáp hạ thế và cáp điện thoại và dữ liệu là 600mm.
  • Giữa cáp cao thế và cáp hạ thế là 300mm.
  • Giữa cáp điện nguồn và đường ống ga là 600mm.

Tuy nhiên, khoảng cách trên có thể giảm lại khi những tuyến cáp chéo nhau, khi diện tích chéo bị giới hạn, tuyến cáp vuông góc nhau thì khoảng cách tối thiểu phải là 300mm.

Cáp dây điện điều khiển và các mạch sau không được chạy trong cùng một mương, máng, ống, …:

  • Mạch có dãy điện áp khác nhau.
  • Dây tín hiệu kỹ thuật số và analong.

Tất cả các dây điện chạy từ tủ điện phân phối đến tủ điện các loại, đến motor được gắn đầu code thích hợp.

Trong quá trình lắp đặt cáp trên tray, trunking hay dưới đất đảm bảo độ kéo căng cáp không vượt quá mức ứng suất cho phép của dây dẫn.

2.5.      Lắp đặt thiết bị

  1. Lắp đặt tủ điện, công tắc, ổ cắm và đèn chiếu sáng

Vị trí lắp đặt các tủ điện, công tắc và đèn chiếu sáng trần và tường theo đúng như bản vẽ thiết kế.

Các thiết bị được lắp đặt đòi hỏi phải chính xác và có độ thẩm mỹ cao. Trong quá trình lắp đặt các thiết bị điện, chúng tôi phối hợp với các hạng mục khác để định vị các thiết bị một cách phù hợp.

Đèn chiếu sáng được lắp trên tường, trần hay âm trần một cách hợp lý, đảm bảo được quang thông trong mỗi phòng. Trong quá trình thi công lắp đặt đèn, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các thiết bị khác gắn âm trần, gắn tường trong phòng để đảm bảo được kỹ mỹ thuật cho công trình.

Công tác định vị hộp âm tường cho công tắc, ổ cắm rất quan trọng cho việc lắp đặt thiết bị, do đó trong quá trình thi công chúng tôi luôn kết hợp với nhà thầu xây dựng để định vị trí lắp đặt chính xác. Các nút nhấn khẩn cấp cho hệ thống báo cháy được lắp đặt trong một hộp riêng đảm bảo không bị nhiễu tín hiệu bởi các nguồn điện khác.

  1. Thử nghiệm, chạy thử và hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống

Lần lượt thử không tải máy phát điện, máy biến áp,... Thử tác động của các khâu bảo vệ, liên động như bảo vệ quá áp, quá dòng,... Kiểm tra các mạch chức năng khác phải hoạt động đúng như chức năng thiết kế.

Sau khi kiểm tra thử nghiệm xong, tiến hành chạy không tải đơn động, liên động và chạy có tải. Trong quá trình chạy thử luôn luôn theo dõi sự bất thường của thiết bị cũng như của toàn bộ hệ thống, tuyệt đối không được rời khỏi máy khi đang chạy thử.

Kiểm tra các thông số: điện áp, tần số, hệ số công suất,... của máy phát điện, máy biến áp. Tiến hành cài đặt, hiệu chỉnh các thông số của các rơle bảo vệ và điều khiển.

Theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị, đo đạc các thông số kỹ thuật và ghi vào nhật ký vận hành.

  1. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
    1. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT

3.1.1.  Thi công

Hệ thống nước cấp bao gồm giếng khoan, bơm và các dữ liệu cho ống nước chính thành phố cấp vào và đấu nối, đồ gá lắp đặt hồ chứa nước dự trữ, những bộ bơm nước, các lọc nước, khử trùng, hệ thống lưới nước cấp, đấu nối đễn các thiết bị vệ sinh, các vòi nước.

Lắp đặt thiết bị chống chảy ngược phía trên thượng nguồn của tất cả thiết bị vệ sinh nơi dòng chảy ngược có thể xảy ra, bao gồm các van xả và các điểm nối giữa hệ thống cũng cấp nước với hồ bơi, bình cân bằng, ống hơi, nồi hơi, hoặc máy nước nóng dùng hơi.

Lắp đặt van giảm áp, van giới hạn áp suất, tạo ra một sự suy giảm áp suất cần thiết.

Đồng hồ áp suất được đặt tại đầu ra và đầu vào của bơm nước lạnh. Cách ly ra khỏi rung động của bơm và lắp đặt có van khóa ở đầu vào.

Mối nối các thùng chứa được hàn bằng hồ quang che kín có khí trơ sử dụng que hàn kim loại nén. Sử dụng phương pháp oxy hóa phù hợp khi hàn thép không rỉ và bọc bên ngoài bằng len khoáng bán cứng hoặc tấm sợi thủy tinh có độ cản nhiệt. Bao bề mặt cách nhiệt bằng tấm sắt tráng kẽm 0.8mm, phủ lấy toàn bộ vỏ. Cố định ở tâm bằng rivet nhôm 1 đầu chết.

Đường xả hoàn toàn có van và óng nối để xả đáy thùng chứa. Đầu nối nước lạnh cao hơn đáy 100mm, gắn với đầu phun loe vào. Đầu nối dòng chảy sơ cấp và dòng hồi. Nhiệt kế thủy ngân lắp đặt trong một túi và lắp trên đầu lục giác đồng thiếc mạ chrome sao cho chiều dài đầu cảm biến nằm hoàn toàn trong thùng chứa.

Đấu nối hệ thống cung cấp nước lạnh với ống nước chính của cơ quan nhà nước thông qua đồng hồ và van khóa.

Lắp đặt hệ thống cung cấp nước lạnh từ đồng hồ nước đến từng điểm lấy nước ra hoặc điểm đấu nối với các hệ thống khác.

Tạo độ dốc sàn về 1 phía và thoát vào hệ thống thoát nước mưa. Tường hố được xây cao hơn bề mặt hoàn thiện xung quanh 50mm. Đổ bêtông khung nắp hố bằng mặt đỉnh, làm phẳng bằng bay.

  1. Thử nghiệm, chạy thử và nghiệm thu

Tất cả các mạng lưới đường ống khi hoàn tất đều được thử nghiệm tối thiểu 150% áp suất làm việc. Thử nghiệm áp suất được duy trì liên tục 30 phút mà không bị sụt áp.

Khi hệ thống cấp nước được hoàn tất và thử nghiệm, hoạt động của tất cả các van, vòi nước, van xả áp, thùng chứa và các chi tiết khác đều được kiểm tra xác nhận hoạt động đúng của chúng.

Khi hoàn tất lắp đặt, thử nghiệm, chạy thử và nghiệm thu, đổ đầy hệ thống, mở các van cách ly, điều khiển và nguồn năng lượng cung cấp và đặt hệ thống cung cấp nước ở chế độ hoạt động hoàn toàn.

  1. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI
    1. Thi công

Hệ thống thoát nước thải bao gồm việc cung cấp và lắp đặt hệ thống nước thải vệ sinh và hệ thống thông hơi, tất cả các thiết bị vệ sinh và phụ kiện, hệ thống ống thoát nước thải vệ sinh dưới đất.

Hệ thống hoàn chỉnh thoát nước thải vệ sinh cho tất cảc các thiết bị vệ sinh, tảng thiết bị cơ khí và phễu thu sàn được lắp đặt ở mọi nơi thông thoáng qua dòng chảy tự nhiên đến điểm nối với hố ga gần nhất hoặc hố nước thải chứa bơm nước thải. Mạng lưới ống uPVC được lắp đặt xung quanh công trình nước để giải quyết mọi trở ngại về sụt đất trong tương lai.

Hê thống thoát nước thải vệ sinh có hệ thống thông hơi hoàn toàn có bổ sung từ hệ thống thông hơi hoàn toàn mà trong đó, mọi nhánh hay ống xả nối với ống đứng chính được thông hơi và bỏ qua một vài thông hơi của xiphon thiết bị riêng lẽ, và trong nhóm 2 thiết bị hay hơn xả vào chung một cấp ống hay cấp nhánh thì được thông hơi bởi 1 tuyến thông hơi cho nhóm.

Hệ thống có thể dễ dàng thoát hơi, mùi và áp lưc xa từ tất cả các cấu phần của hệ thống nước thải và nước vệ sinh ra ngoài trời ở điểm cao hơn tòa nhà, để sự dẫn nước bằng xiphon, sự hút hơi, hay áp suất ngược sẽ không làm suy giảm tính kín hơi của xiphon.

Chiều sâu tối thiểu của nắp hệ thống thoát nước là 500mm.

Ống thoát đặt nằm gần cột và móng được lắp đặt với khoảng không gian hình khuyên không nhỏ hơn 25mm, lắp dày bằng lớp lót vật liệu chống mục, đàn hồi. Ống thoát chạy gần dải móng cột không nhỏ hơn 45o và có khe hở tối thiểu 25mm từ đỉnh ống đến mặt dưới chân cột.

Ống thoát thấp hơn mặt đất được đặt nghiêng đồng đều, thẳng và không có kiểu nối tạo chỗ hở, được đo liên tục bên dưới tang ống, kín nước, có bước nhảy để nối các ống cao độ khác nhau.

Ống thoát bên dưới tòa nhà được lắp đặt để có thể co giãn và được treo đỡ thích đáng vào kết cấu tòa nhà hoặc trong mương dành riêng.

Đỉnh của ống thoát hoặc ống hơi chính trên mái được đặt cách xa 3m khỏi cửa sổ hoặc lỗ mở tòa nhà kế bên theo phương ngang.

Nước ngưng tụ thải ra từ hệ thống máy lạnh sẽ thải vào hệ thống thoát nước mưa. Ở những nơi không thực hiện được thì có thể đấu nối vào hệ thống nước thải vệ sinh khi đựoc nhà tư vấn phê duyệt.

  1. Thử nghiệm, chạy thử và nghiệm thu

Ống thoát nước trong nhà không bị xì chảy khi thử nghiệm nước có áp lực 2 bar trong thời gian 10 phút hoặc thử nghiệm khí ở áp suất không nhỏ hơn 1bar trong thời gian không ngắn hơn 3 phút.

Ống thoát nước bên ngoài và ống chính bên trong không bị xì chảy khi thử nghiệm nước có áp lực 2bar duy trì không ít hơn 5 phút hoặc thử nghiệm khí ở áp lực không nhỏ hơn 1 bar trong vòng không ngắn hơn 3 phút.

Khi hoàn tất lắp đặt, thử nghiệm, chạy thử và nghiệm thu, đổ đầy hệ thống, mở các van cách ly, điều khiển và nguồn năng lượng cung cấp và đặt hệ thống cung cấp nước ở chế độ hoạt động hoàn toàn.

  1. HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
    1. Lắp đặt hệ thống đường ống nước chữa cháy

Tất cả các đoạn ống được cắt bằng máy cắt tiêu chuẩn và được ren bằng máy tiện ren tiêu chuẩn và được tẩy bavia và làm vệ sinh trước khi lắp đặt.

Ống được lắp đặt với chiều dài càng liên tục càng tốt, không dùng những đoạn ống ngắn nối lại với nhau để tạo thành đoạn.

Tất cả các đoạn ống nối với thiết bị dùng rắcco hoặc bích để tiện cho việc tháo gỡ sau này mà không phải cắt bỏ đoạn ống. Trên các đoạn ống dài, nhà thầu cung cấp một số lượng thích hợp các mối nối sủ dụng rắcco hoặc bích lắp ở những vị trí thích hợp để tiện việc tháo ra khi kiểm tra và sửa chữa.

Các đầu ống trước khi hàn phải được làm sạch và cắt bằng với góc cắt thích hợp. Trong khi hàn các đầu ống được giữ chặt bằng bọ gá lắp thích hợp.

Việc hàn ống thép, ống đồng và phụ kiện bằng hàn điện hay hàn khí được thực hiện bằng que hàn có các thành phần giống như thành phần chế tạo ống, cút hoặc phụ kiện. Công tác hàn ống được thực hiện bởi thọ hàn có tay nghề cao, các mối hàn đảm bảo chắc chắn và đúng kỹ thuật.

Hệ thống ống chữa cháy được lắp đặt ngầm dưới đất, song song với tường. Ống nằm ngang có một độ dốc cần thiết để tạo thuận lợi cho việc xả nước khi sửa chữa.

Toàn bộ các chi tiết lắp đặt, bao gồm đường ống nổi hoặc ngầm phải được sơn lót và sơn hoàn thiện.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy có bảng tên, biển báo, tấm thông báo theo yêu cầu của đơn vị phòng cháy chữa cháy địa phương.

Tất cả các ống ngầm được đỡ bằng bệ bêtông, khoảng cách bệ đỡ theo đúng tiêu chuẩn gia công và lắp đặt đường ống.

Các ống trục đứng giữa hai sàn được treo đỡ bằng giá và vòng đai kẹp bằng ống. Giá bao gồm các khung thép định hình được gắn chắc chắn vào tường, các ống được siết bu lông vào giá. Các ống trục đứng có cút chân hoặc trụ bêtông đỡ ở điểm thấp nhất.

Sau khi lắp đặt xong, toàn bộ đường ống nước sẽ được thử kín ở áp suất bằng 1,5 lần áp suất làm việc và được duy trì trong thời gian 24 giờ.

  1. Lắp đặt thiết bị

Các thiết bị sau khi đưa đến công trình được đưa vào vị trí lắp đặt theo bản vẽ mặt bằng lắp đặt thiết bị.

  1. Lắp đặt bơm chữa cháy, tủ chữa cháy, bình chữa cháy

Vị trí lắp đặt tủ chữa cháy vách tường, các bình chữa cháy được thể hiện trên bản vẽ thiết kế thi công đảm đủ để chữa cháy cho toàn bộ tòa nhà.

            Công việc lắp đặt thiết bị PCCC theo đúng quy định của cơ quan PCCC địa phương.

            Tủ chữa cháy vách tường được định vị vào tường nhà bằng bu lông nở.

  1. Lắp đặt đầu báo khói, báo nhiệt nút nhấn, đèn chuông báo cháy.

Vị trí đầu báo khói, báo nhiệt được lắp đặt đảm bảo cảm nhận được tín hiệu khi có khói, cháy đúng theo yêu cầu của quy phạm chuyên ngành, hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế.

Đầu báo khói, báo nhiệt được lắp đặt dưới trần nhà, được định vị theo như bản vẽ thiết kế thi công. Trong quá trình thi công ta phải kết hợp giữa bản vẽ thiết kế với việc đo đạc thực tế để định vị trí chính xác của đầu báo. Ngoài ra còn phải phối hợp chặt chẽ với các thiết bị khác gắn âm trần trong phòng để đảm bảo được kỹ mỹ thuật cho công trình.

Nút nhấn, đèn, chuông báo cháy được lắp trên tường nhà và được định vị theo như bản vẽ thiết kế thi công, đảm bảo được kỹ mỹ thuật cho công trình.

  1. Thử nghiệm, chạy thử và hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống.

            Công tác thử nghiệm, chạy thử bao gồm:

Thử nghiệm chất lượng nước phải đảm bảo sạch và không có vật thể lạ bao gồm cát, cặn và các tạp chất khác.

            Kiểm tra và thử nghiệm sự hoạt động của đầu báo khói, bình chữa cháy,...

Thử nghiệm lưu lượng trên vòi chữa cháy,... tất cả các hệ thống nước chữa cháy được cung cấp và lắp đặt đùng theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật.

Thử nghiệm tất cả các hệ thống phòng cháy chữa cháy đòi hỏi phải hoạt động khi có cháy.

Trong quá trình kiểm tra chạy thử luôn luôn  theo dõi sự bất thường của thiết bị cũng như của toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị, đo đạc các thông số kỹ thuật và ghi vào nhật ký vận hành.

5.         HỆ THỐNG CHỐNG SÉT VÀ TIẾP ĐỊA

  1. Hệ thống chống sét

Đầu thu sét được đảm bảo sẽ đón sét ở một điểm chọn trước sớm hơn loại dùng kỹ thuật thông thường. Khi bão đến gần đầu thu sét vẫn đang ở thể thụ động và phát ra hiệu ứng corona ít nhất. Trong vài mili giây trước khi sét đánh xuống, các điện cực đặt bên trong ống giúp đẩy các xung cao thế về phía đầu kim. Các xung này phát ra tia tiên đạo hướng lên, làm tăng nhanh thời gian tiếp xúc với dòng sét ban đầu hướng xuống. Sét sẽ được dẫn theo dây dẫn sét để năng lượng được chuyển về đất an toàn.

Dây dẫn sét được đặt trong ống PVC có thành dày ít nhất 3mm để tránh các tác động cơ học, đồng thời gia tăng sự an toàn. Dây dẫn sét được bắt vào tường bằng các kẹp kim loại và với khoảng cách ít nhất là 2m.

Cột đỡ đầu thu sét được làm bằng thép tráng kẽm và được gắn vững chắc trên mái của tòa nhà bằng các dây neo bằng thép tráng kẽm đủ vững chắc để chịu được khi có gió lớn.

  1. Hệ thống tiếp địa

            Hệ tiếp địa được nối đất bằng dây có thể chịu được dòng ngắn mạch tối đa.

Cọc tiếp đất được làm bằng thanh thép bên trong, bên ngoài bọc bằng đồng cứng. Đầu cọc được thép tôi cứng.

Dây nối đất được nối với hệ cọc nối đất bằng kẹp đồng, điểm nối được đặt trong một hố kiểm tra bằng bêtông có nắp đậy giở ra được để đảm bảo việc bảo trì trong tương lai.

Tất cả mọi dây cáp dùng làm dây dẫn bảo vệ, kể cả dây tiếp đất, dây đẳng thế, dây dẫn bảo vệ đều được định dạng bằng màu xanh lá và vàng.

  1. Thử nghiệm, chạy thử và hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống.

Trong quá trình kiểm tra chạy thử luôn luôn theo dõi sự bất thường của thiết bị cũng như của toàn bộ hệ thống.

Theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị, đo đạc các thông số kỹ thuật và ghi vào nhật ký vận hành.

  1. CHỐNG RUNG VÀ CHỐNG ỒN CHO HỆ THỐNG

Để khắc phục độ ồn và các chấn động do các thiết bị máy móc gây ra, chúng tôi sử dụng các biện pháp sau:

Lựa chọn các thiết bị có độ ồn cũng như độ rung động khi làm việc thấp trong giới hạn nhà sản xuất cho phép.

Dàn nóng máy điều hòa không khí được xem xét đến khả năng rung động của thiết bị có vượt quá mức cho phép hay không. Bản thân các thiết bị tạo ra độ rung động lớn như máy nén được lắp trên các bộ giảm chấn nên khả năng lan truyền rung động xuống bệ máy rất thấp. Đồng thời sau khi chế tạo, bằng công nghệ hiện đại, máy nén được cân bằng tĩnh và động rất tốt đảm bảo khi làm việc máy không bị rung mạnh.

Sử dụng các vật liệu có tính đàn hồi cao su như neoprene, cao su,... kết hợp với việc lắp đặt các thiết bị trên bộ giảm chấn hoặc các đế cao su chịu lực nhằm giảm các chấn động cũng như sự lan truyền các chấn động do các thiết bị gây ra đến mức tối thiểu.

Đối với dàn lạnh, quạt thông gió,... được lắp đặt trên các giá treo đỡ kèm bộ giảm chấn hoặc đệm su.

Các đường ống gió nối với các thiết bị qua các nối mềm nhằm giảm sự lan truyền các chấn động đến các nơi khác. Đường ống đi xuyên qua tường được lót các lớp vật liệu đàn hồi tại nơi tiếp xúc với tường và làm kín các lỗ xuyên nhằm hạn chế

sự lan truyền âm cũng như các chấn động dọc theo đường ống qua các phòng bên cạnh.